1

Gãy xương ngón chân

Gãy xương ngón chân là một dạng chấn thương phổ biến thường xảy ra do vật nặng rơi vào chân hoặc ngón chân bị va đập với đồ vật trong khi đi lại.

Thông thường, phương pháp điều trị gãy xương ngón chân là băng ngón chân bị gãy vào ngón chân bên cạnh nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là gãy xương ngón chân cái thì có thể phải bó bột hoặc thậm chí phẫu thuật để xương nhanh liền.

Đa phần thì ngón chân bị gãy sẽ lành lại bình thường sau khoảng 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên, đôi khi gãy ngón chân đi kèm nhiễm trùng hoặc làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp trong tương lai.

Dấu hiệu gãy xương ngón chân

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương ngón chân gồm có:

  • Đau đớn dữ dội ở ngón chân bị gãy
  • Sưng tấy
  • Biến dạng ngón chân
  • Ngón chân bị thâm tím

Khi nào cần đi khám?

Hãy đi khám nếu tình trạng sưng đau và thâm tím ngón chân kéo dài dai dẳng không đỡ.

Nguyên nhân gây gãy xương ngón chân

Gãy xương ngón chân thường xảy ra do rơi vật nặng vào chân hoặc va ngón chân vào vật cứng.

Biến chứng của gãy xương ngón chân

Gãy xương ngón chân có thể gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: Nếu da có vết thương hở thì sẽ nguy cơ bị nhiễm trùng xương.
  • Thoái hóa khớp: Đường gãy kéo dài đến khớp ngón chân có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp sau này.

Chẩn đoán gãy xương ngón chân

Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra các điểm đau ở ngón chân cũng như là vùng da xung quanh để xem có vết thương hở hay không, đồng thời đánh giá sự lưu thông máu và tín hiệu thần kinh đến ngón chân.

Nếu nghi ngờ gãy xương ngón chân, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang từ các góc khác nhau để xác nhận.

Điều trị gãy xương ngón chân

Dùng thuốc

Thông thường chỉ cần dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, naproxen sodium hoặc acetaminophen là đủ để kiểm soát cơn đau do gãy xương ngón chân. Nhưng nếu gãy xương nghiêm trọng và đau nhức dữ dội thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau mạnh hơn.

Nắn chỉnh xương

Nếu các đầu xương gãy bị di lệch thì bác sĩ sẽ phải nắn chỉnh xương trở lại đúng vị trí. Thủ thuật này thường không đòi hỏi phải cắt rạch trên da. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê trước khi nắn chỉnh xương để không cảm thấy đau đớn.

Cố định xương

Các đầu xương gãy phải được giữ cố định cho đến khi liền lại để không bị biến dạng. Các phương pháp cố định xương thường được sử dụng cho những trường hợp gãy xương bàn chân gồm có:

  • Buddy taping: Nếu ngón chân bị gãy xương không phải ngón cái, bác sĩ sẽ băng ngón chân bị gãy vào ngón chân bên cạnh. Ngón chân bên cạnh đóng vai trò như một thanh nẹp để giữ cố định ngón chân bị gãy. Luôn phải đặt một ít gạc hoặc miếng đệm vào giữa các ngón chân trước khi băng để tránh kích ứng da.
  • Mang giày đế cứng: Bệnh nhân có thể phải sử dụng một loại giày đặc biệt có phần đế cứng, phần trên mềm và buộc vào bàn chân bằng dây vải để ngón chân bị gãy không bị uốn gập và giúp cho vùng sưng tấy không bị đau.
  • Bó bột: Nếu các đầu xương gãy không liền thì bệnh nhân có thể sẽ phải bó bột.

Phẫu thuật

Một số trường hợp gãy xương ngón chân phải phẫu thuật, đặc biệt là gãy xương ngón chân cái. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lắp nẹp vít để giữ cố định các đầu xương gãy trong quá trình liền lại.

Chăm sóc tại nhà

Sau khi nắn chỉnh xương hoặc phẫu thuật tại bệnh viện, bệnh nhân cần thực hiện các bước chăm sóc dưới đây tại nhà để giảm sưng đau và đẩy nhanh tốc độ liền xương:

  • Nghỉ ngơi: Không đứng lâu hay đi lại nhiều. Khi đi lại nên dùng nạng để ngón chân bị thương không phải chịu trọng lực lớn.
  • Chườm lạnh: Đặt túi chườm lên ngón chân bị gãy trong khoảng 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 20 phút và duy trì trong 1 – 2 ngày. Nếu sử dụng đá viên để chườm thì không được đặt đá trực tiếp lên da mà phải bọc trong khăn sạch.
  • Kê cao chân: Cố gắng giữ cho bàn chân có ngón chân bị gãy ở vị trí cao hơn tim để giảm đau và sưng tấy, ví dụ như kê vài chiếc gối dưới chân khi nằm ngủ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về gãy xương do mỏi ở bàn chân
Những điều cần biết về gãy xương do mỏi ở bàn chân

Gãy xương do mỏi ở bàn chân là tình trạng một trong các xương ở bàn chân có vết nứt nhỏ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương do mỏi là do cử động lặp đi lặp lại trong thời gian dài chứ không phải do té ngã hay va đập như các loại gãy xương khác. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, phải vài ngày sau khi bị gãy xương do mỏi thì người bệnh mới phát hiện ra mình bị gãy xương.

Gãy xương chân điều trị bằng cách nào?
Gãy xương chân điều trị bằng cách nào?

Gãy xương chân là tình trạng gãy hoặc nứt ở một trong các xương ở đùi và cẳng chân (ống chân). Các nguyên nhân phổ biến gây gãy xương chân gồm có té ngã, tai nạn giao thông và chấn thương trong thể thao.

Biến dạng ngón chân cái: Nguyên nhân, biến chứng và điều trị
Biến dạng ngón chân cái: Nguyên nhân, biến chứng và điều trị

Biến dạng ngón chân cái (bunion) là tình trạng mà mặt bên của khớp bàn ngón chân cái bị lồi lên bất thường. Điều này xảy ra khi một số xương ở phần trước của bàn chân bị lệch khỏi vị trí, làm cho đầu ngón chân cái bị kéo về phía các ngón chân còn lại và buộc khớp bàn ngón chân cái nhô ra ngoài. Da quanh khớp biến dạng có thể bị đỏ và đau.

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây