Dị dạng động tĩnh mạch điều trị bằng cách nào?

Dị dạng động tĩnh mạch thường hình thành ở giai đoạn bào thai hoặc ngay sau khi sinh.
Dị dạng động tĩnh mạch thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và được tình cờ phát hiện khi thăm khám các vấn đề sức khỏe khác.
Dị dạng động tĩnh mạch thường xảy ra ở não hoặc tủy sống. Vỡ dị dạng động tĩnh mạch ở những bộ phận này có thể gây chảy máu đe dọa đến tính mạng hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác như co giật hoặc đột quỵ.
Những trường hợp dị dạng động tĩnh mạch có nguy cơ vỡ và chảy máu cao thường phải phẫu thuật. Dị dạng động tĩnh mạch có nguy cơ thấp có thể không cần điều trị.
Triệu chứng của dị dạng động tĩnh mạch
Dị dạng động tĩnh mạch đa phần xảy ra ở não và tủy sống. Trong phần lớn các trường hợp, dị dạng động tĩnh mạch không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào trừ khi bị vỡ.
Dị dạng động tĩnh mạch thường được tình cờ phát hiện trong quá trình điều trị hoặc chụp chiếu một bệnh lý khác hoặc trong quá trình khám nghiệm tử thi sau khi người bệnh đã tử vong. Dị dạng động tĩnh mạch thường xảy ra ở người trên 20 tuổi vì trẻ em hiếm khi có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây dị dạng động tĩnh mạch
Hầu hết các trường hợp dị dạng động tĩnh mạch đều không rõ nguyên nhân nhưng tình trạng này thường xảy ra từ khi còn trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, một số trường hợp dị dạng động tĩnh mạch là do hội chứng di truyền trong khi một số lại không liên quan đến yếu tố di truyền.
Các hội chứng di truyền có thể gây dị dạng động tĩnh mạch gồm có:
- Hội chứng giãn mạch xuất huyết
- Hội chứng Sturge-Weber
- Hội chứng Klippel-Trenaunay
Một số trường hợp dị dạng động tĩnh mạch xảy ra muộn trong đời do tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Triệu chứng vỡ dị dạng động tĩnh mạch
Dị dạng động tĩnh mạch vỡ có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra ở não hoặc tủy sống thì sẽ có các triệu chứng như:
- Co giật
- Đau đầu
- Đau đớn
- Vấn đề về thị lực
- Yếu cơ
- Rối loạn ngôn ngữ
- Vấn đề về chuyển động
- Cảm giác bất thường
- Vấn đề về nhận thức
- Chóng mặt
- Mất ý thức
Dấu hiệu cần gọi cấp cứu
Dị dạng động tĩnh mạch có thể gây đột quỵ. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức khi bản thân hoặc một ai đó đột nhiên có những dấu hiệu dưới đây:
- Tê hoặc yếu cơ ở một bên mặt, cánh tay hoặc chân
- Lú lẫn, khó nói hoặc khó hiểu lời người khác nói
- Thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt
- Đi lại khó khăn
- Chóng mặt
- Mất thăng bằng
- Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
Biến chứng của dị dạng động tĩnh mạch
Dị dạng động tĩnh mạch có thể bị vỡ và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng, ví dụ như đột quỵ, có thể đe dọa tính mạng. Các biến chứng nghiêm trọng khác gồm có:
- Áp xe não
- Thiếu oxy trong máu
- Chảy máu nhiều
- Chậm phát triển ở trẻ em
- Não úng thủy (tích tụ dịch não tủy trong não)
Phương pháp chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch
Một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của dị dạng động tĩnh mạch là tiếng thổi ở tim. Khi nghe tim, bác sĩ sẽ nghe thấy âm thanh rít giống như không khí thổi qua một ống hẹp do dòng máu chảy nhanh qua động mạch và tĩnh mạch.
Dị dạng động tĩnh mạch thường được tình cờ phát hiện khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để khám các bệnh lý khác. Siêu âm thường là bước đầu tiên để kiểm tra dị dạng động tĩnh mạch.
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác thường được thực hiện gồm có:
- Chụp mạch máu não
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA)
Điều trị dị dạng động tĩnh mạch
Nếu bác sĩ nhận định dị dạng động tĩnh mạch có nguy cơ vỡ thấp thì người bệnh có thể không cần điều trị. Nhưng nếu dị dạng động tĩnh mạch có nguy cơ vỡ cao thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật.
Các loại phẫu thuật để điều trị dị dạng động tĩnh mạch gồm có:
- Cắt bỏ mạch máu: tiếp cận não hoặc tủy sống và cắt bỏ mạch máu bất thường trong khi giữ nguyên vẹn những mạch máu bình thường. Phương pháp này có thể được sử dụng khi dị dạng động tĩnh mạch xảy ra ở các lớp ngoài cùng của não hoặc tủy sống.
- Nút mạch: đưa ống thông qua động mạch cho đến khi đầu ống thông tiếp cận đến dị dạng động tĩnh mạch. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm hóa chất, đưa một vòng xoắn kim loại hoặc sử dụng bóng để tạo cục máu đông ngăn máu chảy qua mạch máu bất thường.
- Xạ phẫu: sử dụng chùm tia bức xạ hội tụ để đóng mạch máu bất thường.
>>> Tìm hiểu thêm về phẫu thuật điều trị dị dạng động tĩnh mạch.
Tuổi thọ và tiên lượng của người bị dị dạng động tĩnh mạch
Hầu hết những người bị dị dạng động tĩnh mạch đều không gặp phải bất cứ vấn đề gì dù có điều trị hay không.
Theo ước tính chỉ có khoảng 12% số trường hợp dị dạng động tĩnh mạch não có triệu chứng. Tỷ lệ tử vong do vỡ mạch máu là khoảng 10 – 15% và tỷ lệ bị chảy máu là khoảng 30 – 50%.
Khi phẫu thuật được sử dụng làm phương pháp điều trị bước đầu cho tình trạng dị dạng động tĩnh mạch cột sống, tỷ lệ điều trị thành công là khoảng 98%.
Những câu hỏi thường gặp về dị dạng động tĩnh mạch
Dị dạng động tĩnh mạch nghiêm trọng đến mức nào?
Dị dạng động tĩnh mạch hình thành trong não hoặc tủy sống có thể rất nghiêm trọng. Mặc dù phần lớn người bị vấn đề này đều không gặp biến chứng nhưng nguy cơ tử vong sẽ rất cao nếu dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ.
Dị dạng động tĩnh mạch có chữa khỏi được không?
Phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc ngăn máu chảy qua mạch máu bất thường. Những trường hợp này có thể được coi là chữa khỏi. Cho dù không thể chữa khỏi hoàn toàn thì phẫu thuật cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ và chảy máu.
Khả năng sống sót khi bị dị dạng động tĩnh mạch có cao không?
Cơ hội sống sót khi dị dạng động tĩnh mạch hình thành trong não và bị vỡ là khoảng 85 – 90%. Phần lớn các trường hợp dị dạng động tĩnh mạch đều không bị vỡ nhưng nếu bác sĩ nhận định nguy cơ vỡ cao thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật để phòng ngừa.
Tóm tắt bài viết
Dị dạng động tĩnh mạch là sự nối thông bất thường giữa tĩnh mạch và động mạch. Dị dạng động tĩnh mạch thường hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Tình trạng này thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng nếu bị vỡ thì sẽ gây chảy máu nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Vỡ dị dạng động tĩnh mạch có nguy cơ tử vong cao nếu xảy ra ở não. Những trường hợp có nguy cơ vỡ cao thường phải phẫu thuật để phòng ngừa.

Bệnh Buerger hay viêm thuyên tắc mạch máu là một bệnh hiếm gặp xảy ra ở động mạch và tĩnh mạch ở tay và chân. Ở những người mắc bệnh lý này, các mạch máu bị viêm, sưng và có thể bị tắc nghẽn do cục máu đông (huyết khối). Điều này làm gián đoạn sự lưu thông máu đến da, làm hỏng mô da và có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại thư. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Buerger thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân rồi cuối cùng lan rộng ra trên cánh tay và cẳng chân.

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng viêm xảy ra ở tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch ở chân do cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu. Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở tĩnh mạch gần bề mặt da (viêm tĩnh mạch huyết khối nông) hoặc tĩnh mạch sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Teo van động mạch phổi là một dạng dị tật bẩm sinh, trong đó van động mạch phổi (van tim nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi) không hình thành mà thay vào đó tim được ngăn cách với động mạch phổi bởi một lớp mô rắn. Teo van động mạch phổi thường được phát hiện ngay sau khi sinh.

Ống động mạch là một phần trong hệ tuần hoàn của thai nhi, có chức năng nối hai mạch máu chính dẫn máu từ tim là động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kỳ bào thai và đóng lại trong vòng vài ngày sau khi sinh. Nếu cấu trúc này vẫn mở sau khi sinh thì được gọi là còn ống động mạch.

Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý phổ biến trong đó động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến cánh tay hoặc chân.