1

Chế độ ăn tốt nhất sau phẫu thuật thay van tim

Sau phẫu thuật thay van tim, hãy tập trung vào chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại hạt, cùng protein và chất béo tốt cho tim.
Hình ảnh 175 Chế độ ăn tốt nhất sau phẫu thuật thay van tim

Thay van tim là một phẫu thuật thay thế van tim bị tổn thương hoặc bị bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng bằng van cơ học hoặc van sinh học.

Thời gian phục hồi thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tập trung vào quá trình làm lành vết thương, khôi phục sức khỏe, thể lực và thích nghi với van tim mới.

Chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng và kiểm soát các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến tim. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống sau phẫu thuật.

Chế độ ăn nên áp dụng sau phẫu thuật thay van tim

Hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, và có đặc tính chống viêm như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Trái cây và rau củ tươi.
  • Các loại hạt.
  • Protein tốt cho tim.
  • Đậu và các loại cây họ đậu.

Ngũ cốc nguyên hạt

Sau phẫu thuật, khi cơ thể chưa hoàn toàn khỏe mạnh, bạn có thể ưu tiên các thực phẩm nhẹ như bánh mì nướng hoặc yến mạch.

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì nguyên cám và yến mạch cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và chất xơ, hỗ trợ sức khỏe tim tốt hơn so với ngũ cốc tinh chế.

Một nghiên cứu cho thấy việc ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trừ bỏng ngô, sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (CHD).

Trái cây và rau củ

Trái cây và rau củ giàu chất chống oxy hóa, vitamin, và chất xơ, giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tim mạch tổng thể. Các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, và rau củ nhiều màu sắc là những thực phẩm rất tốt.

Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng 7.4 năm, dựa trên 135.335 người từ nhiều khu vực khác nhau cho thấy ăn 3-4 khẩu phần trái cây và rau củ mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong.

Lưu ý: Bác sĩ có thể khuyên bạn giảm thực phẩm giàu vitamin K (như rau bina hoặc cà rốt) sau phẫu thuật vì chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông máu.

Protein tốt cho tim

Nếu gặp vấn đề về tiêu hóa sau phẫu thuật, bạn nên chọn các nguồn protein ít chất béo như ức gà không da hoặc thịt bò ăn cỏ. Các thực phẩm này chứa nhiều axit béo có lợi hơn.

Khi sức ăn cải thiện, bạn có thể dần bổ sung các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, hoặc cá mòi. Chúng chứa nhiều omega-3, giúp bảo vệ tim và giảm viêm hiệu quả.

Một đánh giá từ 40 nghiên cứu cho thấy ăn thêm 20g cá mỗi ngày có thể giúp giảm 4% nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh động mạch vành.

Đậu và cây họ đậu

Các loại đậu như đậu đen, đậu lăng, và đậu Hà Lan cung cấp nhiều chất xơ và protein, giúp kiểm soát cholesterol và làm ổn định đường huyết – những yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi.

Ngoài ra, đậu là thực phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với giai đoạn phục hồi khi cơ thể cần tiêu thụ các thực phẩm nhẹ nhưng giàu dinh dưỡng.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra tác động tích cực của việc tiêu thụ đậu đối với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) và bệnh động mạch vành (CHD).

Các loại hạt

Óc chó, hạnh nhân, và hạt dẻ cười chứa nhiều omega-3, chất béo không bão hòa, và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường chức năng tim và giảm viêm.

Phân tích dựa trên hơn 200.000 người cho thấy tiêu thụ 28g hạt ít nhất 5 lần mỗi tuần giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh động mạch vành.

Lưu ý: Sau phẫu thuật, bạn nên chọn các loại hạt ít muối để tránh làm tăng huyết áp và giảm áp lực lên tim.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa, phô mai, và sữa chua cung cấp protein và canxi cần thiết cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Đặc biệt, sữa chua giàu probiotics còn có thể hỗ trợ tiêu hóa.

Trong giai đoạn đầu, sữa ít béo có thể giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy sữa tươi nguyên kem và sữa chua béo không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí còn mang lại lợi ích trong việc phòng bệnh.

Thực phẩm cần tránh sau phẫu thuật thay van tim

Sau phẫu thuật thay van tim, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có thể gây căng thẳng cho tim hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

  • Thực phẩm nhiều natri: Hạn chế muối để tránh giữ nước và giảm áp lực lên tim.
  • Thực phẩm quá cay: Thực phẩm cay có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc kích thích tình trạng ợ nóng ở một số người.
  • Thực phẩm giàu vitamin K: Cần kiểm soát lượng vitamin K vì nó ảnh hưởng đến khả năng đông máu và có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu. (Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết)
  • Thực phẩm chiên rán và chất béo chuyển hóa (trans fat): Hạn chế đồ chiên rán và chất béo chuyển hóa vì chúng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm và tích tụ cholesterol.
  • Tiêu thụ quá nhiều đường: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây viêm, tăng cân, huyết áp cao và tăng triglyceride.
  • Caffeine và rượu: Hai chất này có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và gây ra tương tác thuốc có hại.
  • Carbs tinh chế: Các thực phẩm chứa nhiều carbs tinh chế, như bánh mì trắng và bánh ngọt, thường ít dinh dưỡng và có thể gây tăng cân và viêm nhiễm.

Các tác dụng phụ ảnh hưởng đến khẩu vị sau phẫu thuật thay van tim

Sau phẫu thuật thay van tim, bạn có thể gặp các tình trạng như:

  • Chán ăn.
  • Thay đổi vị giác.
  • Ít khi thấy đói hơn do căng thẳng từ phẫu thuật và thuốc.

Kết luận

Sau phẫu thuật thay van tim, một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi.

Hãy bổ sung trái cây, rau củ, protein tốt cho tim và ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ làm lành tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Bạn có thể bắt đầu với các thực phẩm nhẹ, ít chất béo, sau đó dần dần thêm vào các loại chứa chất béo lành mạnh khi khẩu vị và hệ tiêu hóa được cải thiện.

Hãy thường xuyên theo dõi lượng natri để kiểm soát huyết áp và trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng vitamin K nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu.

Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bạn có thể phục hồi nhanh chóng, tăng cường sức khỏe và lấy lại năng lượng sau phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thay van tim không cần phẫu thuật tim hở
Thay van tim không cần phẫu thuật tim hở

Van tim có thể được thay thế bằng phương pháp phẫu thuật tim hở hoặc các phương pháp ít xâm lấn hơn, không yêu cầu phải mở lồng ngực. Phương pháp này, gọi là thay van qua ống thông (transcatheter valve replacement), có ít rủi ro hơn và thời gian phục hồi cũng nhanh hơn.

Những điều cần biết về phẫu thuật thay van hai lá
Những điều cần biết về phẫu thuật thay van hai lá

Các vấn đề về van hai lá có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật sửa chữa van. Đây là những phương pháp ít xâm lấn hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, van sẽ cần được thay thế hoàn toàn bằng phẫu thuật thay van hai lá.

Điều trị bệnh van tim không phẫu thuật
Điều trị bệnh van tim không phẫu thuật

Bệnh van tim không phải lúc nào cũng cần phải phẫu thuật. Một số trường hợp chỉ cần áp dụng những phương pháp điều trị không phẫu thuật như sử dụng thuốc, thay đổi lối sống, hoặc các thủ thuật xâm lấn tối thiểu.

Điều trị hẹp van động mạch chủ không cần phẫu thuật
Điều trị hẹp van động mạch chủ không cần phẫu thuật

Sửa chữa van động mạch chủ không nhất thiết cần phải phẫu thuật. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng thủ thuật không phẫu thuật với ống thông và chỉ rạch đường nhỏ.

Thủ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVR) là gì?
Thủ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVR) là gì?

Thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVR) là một phương pháp ít xâm lấn được sử dụng để thay thế van động mạch chủ ở những người bị hẹp van động mạch chủ. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật tim hở truyền thống vì chỉ yêu cầu vết mổ nhỏ hơn, thời gian phục hồi nhanh hơn và thời gian nằm viện cũng ngắn hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây