Tìm hiểu về Bệnh Động Mạch Vành và Cách Phòng Ngừa Bệnh Động Mạch Vành

Bệnh động mạch vành (CAD) là gì?
Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng giảm lưu lượng máu qua các động mạch vành, các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. Khoảng 16,5 triệu người Mỹ từ 20 tuổi trở lên mắc CAD, hay còn được gọi là bệnh tim mạch vành (CHD).
Mức cholesterol cao, đặc biệt là khi cholesterol lipoprotein nồng độ thấp (LDL cholesterol), loại cholesterol xấu, ở mức cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc CAD.
Nguyên nhân gây ra CAD là gì?
CAD xảy ra do tích tụ mảng bám chứa cholesterol và các chất khác bên trong thành động mạch. Mảng bám này làm cứng và thu hẹp động mạch, khiến lưu lượng máu bị giảm. Hiện tượng động mạch bị cứng gọi là xơ vữa động mạch.
Nguy cơ bị mắc CAD sẽ tăng lên nếu:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim.
- Bị thừa cân hoặc béo phì.
- Ăn chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối.
- Máu có mức LDL cholesterol cao hoặc HDL cholesterol thấp.
- Hút thuốc lá.
- Ít vận động.
- Huyết áp cao không được kiểm soát.
- Mắc bệnh tiểu đường.
Nguy cơ khi mắc CAD
Cơ tim cần nguồn cung cấp máu liên tục để có thể hoạt động hiệu quả. Khi lưu lượng máu đến cơ tim không đủ, nó có thể gây ra một loại đau ngực gọi là đau thắt ngực.
Tình trạng một hoặc nhiều động mạch vành bị tắc nghẽn có thể gây ra cơn đau tim. Các vùng cơ tim không được cung cấp máu đầy đủ có thể sẽ chết, dẫn đến tổn thương tim vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.
Cách tự phòng ngừa CAD
Có thể thực hiện những thay đổi trong thói quen hàng ngày để bảo vệ động mạch và ngăn ngừa CAD. Dưới đây là tám thay đổi lối sống mà bạn nên áp dụng.
1. Ăn chế độ ăn tốt cho tim mạch
Nên ăn số loại thực phẩm hỗ trợ bảo vệ tim mạch và hạn chế những loại góp phần hình thành mảng bám làm tắc động mạch. Hãy ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, cá, các loại hạt và dầu ô liu. Hạn chế hoặc tránh đồ ngọt, thực phẩm chiên, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và sản phẩm từ sữa nguyên kem.
Không ăn quá một muỗng cà phê muối mỗi ngày vì quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp.
2. Tăng cường hoạt động thể chất
Tập aerobic giúp tăng cường cơ tim, giảm mỡ, hạ huyết áp và tăng mức HDL cholesterol (cholesterol tốt). Giảm cân nhờ tập luyện cũng có thể giúp hạ mức LDL cholesterol.
Hãy tập 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ cao. Nếu mới bắt đầu tập luyện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
3. Giảm cân
Thừa cân sẽ làm gia tăng áp lực cho tim và mạch máu. Giảm 5–10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp hạ huyết áp, giảm LDL cholesterol và giảm nguy cơ mắc CAD.
Nếu gặp khó khăn trong việc giảm cân, hãy nhờ bác sĩ giới thiệu cho bạn một chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để theo dõi tiến độ và duy trì động lực giảm cân.
4. Ngừng hút thuốc
Hàng ngàn hóa chất được giải phóng trong mỗi hơi thuốc lá sẽ làm thu hẹp động mạch và gây tổn thương cho tim. Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ bị đau tim.
Bỏ thuốc không dễ nhưng bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn các phương pháp như sử dụng thuốc hỗ trợ hoặc sản phẩm thay thế nicotine. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo nguồn tài liệu từ Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ để cai thuốc hiệu quả.
5. Hạ huyết áp
Huyết áp là lực của máu đẩy vào thành động mạch khi tim đập. Huyết áp càng cao, lực đẩy càng mạnh, dễ gây tổn thương động mạch và thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch.
Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Hãy tham khảo bác sĩ về chỉ số phù hợp với bản thân dựa trên tuổi và tình trạng sức khỏe. Nếu chỉ số vượt ngưỡng, hãy nhờ bác sĩ tư vấn các phương pháp để giảm huyết áp.
6. Hạn chế uống rượu
Một ly rượu vang đỏ trong bữa ăn tối có thể giúp tăng HDL cholesterol, nhưng uống quá nhiều lại gây hại cho tim. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến cao huyết áp, béo phì và suy tim.
Hãy uống rượu ở mức vừa phải – một ly mỗi ngày cho phụ nữ và một đến hai ly mỗi ngày cho nam giới. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có thể uống rượu hay không.
7. Kiểm soát lượng đường trong máu
CAD là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Hai tình trạng này có nhiều yếu tố nguy cơ tương tự nhau như huyết áp cao, cholesterol LDL cao và béo phì.
Không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ làm tổn thương động mạch. Theo thời gian, tổn thương này có thể dẫn đến bệnh tim. Bệnh tiểu đường làm tăng mức đường huyết nên những người mắc bệnh này có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với những người khác.
Để giảm nguy cơ mắc CAD, hãy kiểm soát huyết áp cao, béo phì và cholesterol cao bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để giữ mức đường huyết ở mức an toàn.
8. Giảm căng thẳng
Trong cuộc sống hiện đại, tình trạng bị căng thẳng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bị căng thẳng kéo dài, nó có thể làm tăng huyết áp và gây tổn thương lên thành động mạch.
Để giải quyết căng thẳng, hãy tìm hiểu về các phương pháp thư giãn phù hợp và thực hiện thường xuyên. Bạn có thể thiền, tập yoga, hít thở sâu, hoặc nghe nhạc khi đi bộ.
Phòng ngừa CAD bằng thuốc
Nếu những thay đổi lối sống không đủ để cải thiện chức năng mạch máu, bác sĩ có thể sẽ kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc để giảm cholesterol, ngăn ngừa cục máu đông và hạ huyết áp.
1. Thuốc giảm cholesterol
Mức cholesterol LDL trong máu quá cao có thể làm gia tăng tình trạng hình thành mảng bám. Các thuốc sau đây sẽ giúp làm giảm LDL cholesterol và tăng HDL cholesterol:
- Statins: hạn chế sản xuất cholesterol trong cơ thể. Ví dụ:
- atorvastatin (Lipitor),
- fluvastatin (Lescol XL),
- lovastatin (Altoprev),
- pitavastatin (Livalo),
- pravastatin (Pravachol),
- rosuvastatin (Crestor),
- simvastatin (Zocor).
- Bile acid sequestrants: Giúp cơ thể loại bỏ cholesterol trong máu. Ví dụ:
- cholestyramine (Prevalite),
- colesevelam (Welchol),
- colestipol (Colestid).
- Fibric acid derivatives (fibrates): Tăng HDL cholesterol và giảm triglyceride. Ví dụ:
- clofibrate (Atromid-S),
- fenofibrate (Tricor),
- gemfibrozil (Lopid).
- Niacin: là một loại vitamin B giúp tăng HDL cholesterol. Niacin có tên thương mại là Niacor hoặc Niaspan.
2. Thuốc ngăn ngừa cục máu đông
Mảng bám tích tụ trong động mạch làm tăng khả năng hình thành cục máu đông, có thể làm hạn chế một phần hoặc hoàn toàn lưu lượng máu đến tim.
Những thuốc giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông là:
- apixaban (Eliquis),
- aspirin,
- clopidogrel (Plavix),
- dabigatran (Pradaxa),
- edoxaban (Savaysa),
- enoxaparin (Lovenox),
- rivaroxaban (Xarelto),
- ticagrelor (Brilinta),
- ticlopidine (Ticlid),
- warfarin (Coumadin).
3. Thuốc hạ huyết áp
Các thuốc giúp giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ CAD bao gồm:
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARBs): Giúp làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu. Ví dụ:
- enalapril (Vasotec),
- lisinopril (Prinivil, Zestril),
- losartan (Cozaar),
- ramipril (Altace),
- valsartan (Diovan).
- Thuốc chẹn kênh canxi: Giúp làm giãn mạch máu bằng cách ngăn canxi di chuyển vào các tế bào cơ trong tim và mạch máu. Ví dụ:
- amlodipine (Norvasc),
- bepridil (Vascor),
- diltiazem (Cardizem),
- nicardipine (Cardene),
- nifedipine (Adalat),
- verapamil (Calan).
- Thuốc chẹn beta: Làm chậm nhịp tim để giảm áp lực máu trong động mạch. Ví dụ:
- atenolol (Tenormin),
- metoprolol (Lopressor),
- nadolol (Corgard).
Kết luận
Để phòng ngừa CAD và tránh cơn đau tim, trước tiên bạn cần nắm rõ được các yếu tố nguy cơ gây ra các tình trạng này. Hãy trao đổi với bác sĩ về cân nặng, huyết áp, đường huyết và các yếu tố khác có thể gây nguy hiểm cho mạch máu.
Sau đó, cần thực hiện các biện pháp tăng cường sức khoẻ bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh như ăn chế độ ăn cân bằng và tập thể dục thương xuyên. Nếu những biện pháp này chưa đủ hiệu qủa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giúp giảm huyết áp, cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông.

Đau thắt ngực là một triệu chứng, không phải là một bệnh lý, nhưng có thể xuất hiện khi bệnh nhân bị bệnh mạch vành, hay còn gọi là bệnh động mạch vành (CAD). Bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa hai vấn đề tim mạch này, cách xác định nguyên nhân của các triệu chứng và khi nào cần tìm đến sự chăm sóc y tế.

Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng lưu lượng máu đến tim bị giảm. Triệu chứng của bệnh động mạch vành có thể bao gồm đau ngực, khó thở hoặc yếu người.

Bệnh động mạch vành (CAD), còn gọi là bệnh mạch vành, hay bệnh tim mạch vành (coronary heart disease - CHD), làm suy giảm lưu lượng máu trong các động mạch cung cấp máu cho tim. Đây là loại bệnh tim phổ biến nhất, nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến đau tim.

Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng lưu lượng máu đến tim bị giảm. Triệu chứng của bệnh động mạch vành có thể bao gồm đau ngực, khó thở hoặc cảm giác yếu người. Cần phân biệt được CAD và đau tim để tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời.