Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp là vấn đề mà rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải. Tình trạng này đa phần không gây ra vấn đề gì lớn và huyết áp sẽ trở lại mức bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, huyết áp quá thấp có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Huyết áp thay đổi như thế nào khi mang thai?
Mẹ bầu được đo huyết áp vào mỗi lần khám thai.
Huyết áp là áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp có thể tăng giảm nhiều lần trong ngày theo cảm xúc và theo hoạt động.
Huyết áp là một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Sự thay đổi về huyết áp giúp bác sĩ phát hiện một số vấn đề xảy ra trong thai kỳ, chẳng hạn như tiền sản giật.
Những thay đổi diễn ra trong cơ thể người mẹ trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Khi mang thai, các mạch máu giãn ra và điều này làm giảm huyết áp.
Huyết áp giảm trong 24 tuần đầu của thai kỳ là điều bình thường.
Các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp trong thai kỳ:
- Mất nước
- Thiếu máu
- Chảy máu trong
- Nằm trong thời gian dài
- Một số loại thuốc
- Bệnh tim
- Rối loạn nội tiết
- Bệnh thận
- Nhiễm trùng
- Thiếu hụt dinh dưỡng
- Phản ứng dị ứng
Huyết áp bao nhiêu là thấp?
Khi đo huyết áp, kết quả gồm có hai chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số bên trên/đằng trước) và huyết áp tâm trương (chỉ số bên dưới/đằng sau). Hướng dẫn hiện hành định nghĩa huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
Huyết áp dưới 90/60 mmHg được coi là thấp.
Một số người có huyết áp luôn ở mức thấp mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không?
Nói chung, huyết áp thấp khi mang thai không phải là vấn đề đáng lo ngại, trừ khi bạn gặp phải các triệu chứng. Tuy nhiên, huyết áp quá thấp có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Huyết áp quá thấp có thể dẫn đến té ngã, tổn thương nội tạng hoặc sốc.
Huyết áp thấp cũng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, tình trạng xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung.
Huyết áp của mẹ có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành về ảnh hưởng của huyết áp cao khi mang thai đến thai nhi nhưng hiện chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của tình trạng huyết áp thấp.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng huyết áp thấp trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề như thai chết lưu và trẻ sinh ra nhẹ cân. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng những vấn đề này là do các nguyên nhân gây ra chứ không liên quan đến huyết áp thấp.
Cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ tác động của tình trạng huyết áp thấp trong thời gian mang thai đến sức khỏe của em bé.
Triệu chứng của huyết áp thấp
Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của huyết áp thấp gồm:
- Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng dậy
- Choáng váng
- Ngất xỉu
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Nhìn mờ
- Khát nước
- Da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, lạnh
- Thở gấp hoặc thở nông
- Thiếu tập trung
Hãy đi khám ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng huyết áp thấp nào khi mang thai.
Phương pháp điều trị huyết áp thấp
Huyết áp thấp trong thời kỳ mang thai thường không cần điều trị, trừ khi có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ xảy ra biến chứng.
Huyết áp thường sẽ tự tăng lên vào ba tháng cuối của thai kỳ.
Khắc phục triệu chứng huyết áp thấp khi mang thai
Nếu gặp phải các triệu chứng của huyết áp thấp như chóng mặt, mẹ bầu có thể thử các biện pháp khắc phục sau:
- Đứng dậy từ từ, không đứng lên quá nhanh
- Tránh đứng lâu một chỗ
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Không tắm nước quá nóng
- Uống nhiều nước hơn
- Mặc quần áo rộng rãi
Ngoài ra cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và uống vitamin tổng hợp cho bà bầu theo khuyến nghị của bác sĩ để ngăn ngừa các triệu chứng huyết áp thấp.
Huyết áp có trở về bình thường sau khi sinh không?
Sau khi sinh, huyết áp sẽ trở lại mức trước khi mang thai. Sản phụ sẽ được đo huyết áp thường xuyên trong thời giai nằm viện và vào các lần tái khám sau sinh.
Tóm tắt bài viết
Huyết áp thấp khi mang thai là điều bình thường. Tình trạng này không đáng lo ngại trừ khi có triệu chứng. Huyết áp đa phần sẽ tự trở về mức bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, cần đi khám ngay nếu gặp phải các triệu chứng khó chịu của huyết áp thấp.

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).

Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên việc bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu và bé dễ mắc những biến chứng nhất định.

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...
- 0 trả lời
- 1256 lượt xem
Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?
- 1 trả lời
- 937 lượt xem
Đầu tháng trước, em bị viêm xoang nên đã uống thuốc: menison 16mg, loratadin (erolim 10mg), trimoxtal 875mg/125mg, ambroxol (ambron 30mg) khoảng 05 ngày. Cuối tháng này, em vừa đi khám thì bs mới cho biết là có túi thai trong lòng tử cung GS=6mm, hẹn 2 tuần sau tái khám xem đã có tim và phôi chưa - Em lo lắm, chẳng biết phải làm gì bây giờ?
- 1 trả lời
- 896 lượt xem
Mang thai 19 tuần, khi đi siêu âm thì lượng ối bình thường. Nhưng thỉnh thoảng khi ho, hắt xì thì thấy quần trong ướt. Đôi lúc leo cầu thang, em thấy có dịch màu trắng đục tiết ra từ âm đạo. Hiện tượng rỉ ối này có nguy hiểm trong quá trình mang thai không, bs?
- 1 trả lời
- 683 lượt xem
Mang thai tuần 15, em bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đi khám ở Trung tâm y tế huyện, bs chẩn đoán bị sốt xuất huyết, kê cho liều thuốc (gồm: pracetam 800mg+chlorpheniramin 4mg+fortec 150mg). Sau khi uống hết 1 liều, em vào Bv Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh khám, bs bảo chỉ bị dị ứng thôi, không phải sốt xuất huyết. Vậy, liều thuốc em uống liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 702 lượt xem
Đầu tháng trước, thấy mệt, em đi khám, bs chẩn đoán bị rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, kê cho thuốc: Imedoxim (cefpodoxim 200mg): 20 viên, Seromin (Selenium500mg, Vitamin A 5000iu, Ascorbic Acid 500mg, Tocopherol Aceta) và thuốc đặt Metromizol (Metronidazol, neomycine). Sau thời gian dùng thuốc, em thấy mệt và nôn ói nhiều hơn. Trung tuần tháng này, em mua que về thử thấy lên 2 vạch. Đi khám, siêu âm, bs chẩn đoán thai em được gần 4 tuần. Vậy, nguy cơ của việc dùng các thuốc trên là sao ạ?