Huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis) là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu ở cẳng chân, đùi, vùng chậu hoặc cánh tay (ít gặp hơn).
Huyết khối tĩnh mạch sâu không phải vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao gấp 5 lần so với phụ nữ không mang thai.
Trong thời kỳ mang thai, nồng độ protein đông máu tăng lên trong khi nồng độ protein chống đông máu lại giảm. Điều này giúp giảm lượng máu mất đi trong quá trình sinh nở nhưng cũng đồng thời khiến cho máu dễ đông lại hơn bình thường.
Tử cung to lên trong thời gian mang thai cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cm vì khi tử cung to lên, các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể phải chịu nhiều áp lực hơn và khó đưa máu trở về tim hơn. Máu ứ lại trong tĩnh mạch có thể hình thành cm.
Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của huyết khối tĩnh mạch sâu là sưng và đau chân dữ dội hoặc da chân trở nên vô cùng nhạy cảm, chỉ chạm nhẹ cũng thấy đau. Những triệu chứng này xảy ra ở chân có cục máu đông. Khoảng 82% số trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ xảy ra ở chân trái. Các triệu chứng khác của huyết khối tĩnh mạch sâu còn có:
- Đau chân khi đứng hoặc đi lại
- Cơn đau tăng lên khi co chân
- Da nóng
- Tĩnh mạch phình lên và có thể nhìn thấy bên dưới da
- Da thâm tím hoặc đỏ ở mặt sau của chân, thường là bên dưới đầu gối
- Ngón chân xanh tím
- Sưng nhẹ đến nặng
Khoảng 50% số trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính không có triệu chứng. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người vừa mới trải qua phẫu thuật, nhất là phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.
Nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu không triệu chứng trước hoặc sau khi mang thai là rất thấp. Nhưng những người có nhiều yếu tố nguy cơ nên sàng lọc huyết khối tĩnh mạch sâu, đặc biệt là sau khi sinh mổ.
Phân biệt chuột rút và triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Chuột rút là những cơn co thắt cơ đột ngột ở một hoặc nhiều nhóm cơ, thường xảy ở chân. Đây là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, đa phần xảy ra vào ban đêm trong ba tháng giữa và cuối của thai kỳ. Chuột rút khi mang thai không phải vấn đề đáng lo ngại.
Có nhiều cách để giảm hoặc ngăn ngừa chuột rút khi mang thai:
- Tích cực vận động và tập các bài tập giãn cơ
- Uống đủ nước
- Mát xa
- Uống bổ sung magie
- Mang giày dép thoải mái
Chuột rút không gây sưng chân. Nếu chân bị đau kèm theo sưng thì đó có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, không giống như chuột rút, cơn đau do huyết khối tĩnh mạch sâu thường không thuyên giảm khi cử động chân.
Yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ gồm có:
- Có tiền sử bị cục máu đông hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu
- Tiền sử gia đình mắc huyết khối tĩnh mạch sâu
- Trên 35 tuổi
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên
- Mang đa thai (có hai hoặc nhiều thai nhi cùng lớn lên trong tử cung)
- Mang thai nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản
- Đã từng sinh mổ gần đây
- Phải nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài
- Hút thuốc
- Bị tiền sản giật
- Mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp (cao huyết áp) hoặc bệnh viêm ruột (ibd)
- Bị giãn tĩnh mạch nghiêm trọng
Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi
Cục máu động trong tĩnh mạch sâu có thể di chuyển đến phổi và gây tắc nghẽn mạch máu trong phổi. Tình trạng này được gọi là thuyên tắc phổi (pulmonary embolism). Thuyên tắc phổi hiếm khi xảy ra trong thai kỳ nhưng phụ nữ mang thai có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn so với người không mang thai. Các triệu chứng của thuyên tắc phổi gồm có:
- Khó thở đột ngột
- Đau hoặc tức ngực
- Ho ra đờm có lẫn máu
- Tim đập nhanh
Nếu bạn hoặc một ai đó có các triệu chứng thuyên tắc phổi như khó thở hoặc đau ngực, hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Phương pháp chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu
Không thể chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chỉ dựa trên các triệu chứng mà sẽ phải thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dưới đây:
- Xét nghiệm D-dimer: đo nồng độ D-dimer, một loại protein hiện diện trong máu sau khi cục máu đông bị phá vỡ. Nồng độ D-dimer trong máu cao có thể chỉ ra nguy cơthuyên tắc phổi. Tuy nhiên, xét nghiệm này chưa đủ để kết luận vì nồng độ D-dimer thường thay đổi trong thời gian mang thai.
- Siêu âm Doppler: xác định tốc độ máu chảy qua mạch máu. Hình ảnh siêu âm giúp phát hiện dòng máu chảy chậm hoặc bị chặn, một dấu hiệu chỉ ra cục máu đông.
- Chụp tĩnh mạch: Nếu bác sĩ chưa thể xác nhận chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu dựa trên kết quảxét nghiệm D-dimer và siêu âm, người bệnh sẽ phải chụp tĩnh mạch. Trước tiên, thuốc cản quang được tiêm vào tĩnh mạch ở bàn chân, sau đó thuốc cản quang sẽ di chuyển lên tĩnh mạch ở cẳng chân và làm cho tĩnh mạch nổi rõ trên phim chụp X-quang. Nếu có khoảng trống trong tĩnh mạch thì có nghĩa là cục máu đông đang chặn dòng máu.
Theo một tổng quan tài liệu về hơn 40 nghiên cứu vào năm 2019, chụp tĩnh mạch là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ
Một phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến là tiêm heparin trọng lượng phân tử thấp (một loại thuốc chống đông máu) một hoặc hai lần mỗi ngày. Phương pháp điều trị này có tác dụng:
- ngăn cục máu đông phát triển to thêm
- làm tan cục máu đông
- giảm nguy cơ hình thành cục máu đông mới
Thai phụ sẽ phải xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra xem cục máu đông đã tan hay chưa và có xuất hiện cục máu đông mới hay không.
Ngoài tiêm heparin, thai phụ nên kết hợp thêm các biện pháp khắc phục tại nhà như đi bộ hàng ngày, kê cao chân khi ngồi và dùng thuốc chống đông máu đường uống đầy đủ.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ thường không ảnh hưởng đến thai nhi trừ khi phát sin biến chứng nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu, heparin có thể dùng cho phụ nữ mang thai vì loại thuốc này không đi qua nhau thai, do đó không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Tuy nhiên, có thể sẽ phải ngừng tiêm thuốc ngay khi bắt đầu chuyển dạ hoặc ít nhất 12 đến 24 giờ trước khi khởi phát chuyển dạ hoặc sinh mổ.
Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ phải ngừng tiêm heparin sau khi sinh. Đối với những sản phụ đã thay van tim nhân tạo cơ học, bác sĩ thường kê warfarin để tránh làm loãng máu của trẻ.
Loại thuốc này có thể gây ra một số vấn đề cho cả mẹ và bé, đặc biệt là trước khi sinh. Những trẻ tiếp xúc với warfarin khi còn trong bụng mẹ có thể bị dị tật bẩm sinh.
Khi được kê loại thuốc này, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về những rủi ro.
Biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu
Nếu không được điều trị, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến những biến chứng lâu dài.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch vĩnh viễn và tích tụ dịch.
- Cục máu đông trong tĩnh mạch sâu có thể bong ra và di chuyển đến phổi, gây thuyên tắc phổi.
- Một biến chứng hiếm gặp khác của huyết khối tĩnh mạch sâu là hoại tử tĩnh mạch ở ngón chân hoặc ngón tay.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tổn thương tĩnh mạch không thể phục hồi và dẫn đến hội chứng hậu huyết khối mạn tính. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như đau chân và loét.
Thuốc chống đông máu có các tác dụng phụ như tăng nguy cơ chảy máu. Hãy báo cho bác sĩ nếu bị chảy máu bất thường, chẳng hạn như chảy máu cam, chảy máu chân răng, phân/nước tiểu có máu hoặc dễ bầm tím khi dùng những loại thuốc này.
Tiên lượng
Mặc dù huyết khối tĩnh mạch sâu không phải vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu cục máu đông bong ra và di chuyển đến phổi.
Hãy lưu ý các thay đổi bất thường, nhất là khi bạn có các yếu tố làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu. Đi khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng. Điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa biến chứng.
Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ
Không có cách nào có thể ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu một cách tuyệt đối nhưng thực hiện các biện pháp dưới đay có thể làm giảm nguy cơ:
- Tích cực vận động và tập các bài tập an toàn cho bà bầu
- Mang vớ y khoa và đứng lên đi lại cách một tiếng một lần khi phải ngồi lâu. Nếu không thể đứng lại thì hãy cử động chân thường xuyên, ví dụ như nâng và hạ gót chân, xoay cổ chân
- Bỏ thuốc lá nếu hút
- Đi khám ngay khi đau, nhức, đỏ hoặc sưng chân
Những sản phụ có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu có thể cần tiêm heparin để phòng ngừa. Điều này có thể được thực hiện định kỳ trong thời gian mang thai hoặc trong 6 đến 8 tuần sau sinh.

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, múa ba lê trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bác sĩ cho tôi một lời khuyên với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, dùng chất làm ngọt nhân tạo trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Câu hỏi: - Tôi đang trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Thời gian này tôi quan hệ tình dục có an toàn cho em bé không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi nuốt tinh dịch trong khi đang mang thai có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
- 1 trả lời
- 4231 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 514 lượt xem
Va quệt với xe máy đi ngược chiều, em bị xước nhẹ phần da cẳng chân nên có dùng oxy già và thuốc đỏ để thoa lên vết thương. Hai ngày sau, vết xước vẫn chưa lành mà chân thì đau và sưng vù. Em đang mang bầu gần 6 tháng, có nên dùng thêm thuốc gì cho mau khỏi mà vẫn an toàn đối với em bé không, thưa bs?
- 1 trả lời
- 671 lượt xem
Mang thai 20 tuần tuổi, em bị sốt 37-38 độ và chảy nước mũi. Hôm nay, em đến Bv Nhiệt đới khám, bs cho làm xét nghiệm máu rồi chẩn đoán em bị Sốt xuất huyết dengue. Bs tư vấn em nên chuyển sang Bv Phụ sản TW để xét nghiệm Zika và theo dõi thai nhi luôn. Mong được bs tư vấn ạ?
- 1 trả lời
- 1612 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 2048 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?