1

Dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh van tim

Các bệnh van tim gây ảnh hưởng đến dòng máu lưu thông qua cơ tim. Không phải ai mắc bệnh cũng biểu hiện triệu chứng, ngay cả khi tình trạng đã trở nặng. Cần tìm hiểu để có thể nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh van tim.
Hình ảnh 173 Dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh van tim

Tim có bốn van là van động mạch chủ, van hai lá, van động mạch phổi và van ba lá. Các van này đảm bảo máu giàu oxy chỉ chảy theo một hướng qua tim bằng cách đóng mở theo từng nhịp tim.

Bệnh van tim làm suy giảm chức năng của các van tim, dẫn đến hiện tượng máu chảy ngược vào tim hoặc chảy chậm, gây ra các triệu chứng hoặc thậm chí là suy tim.

Dưới đây là thông tin cần biết về bệnh van tim, các triệu chứng sớm và khi nào thì cần gặp bác sĩ.

Làm thế nào để biết van tim có vấn đề?

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn gặp vấn đề về van tim nếu nghe thấy âm thanh bất thường khi kiểm tra tim, gọi là tiếng thổi tim (heart murmur).

Bạn có thể không nhận biết được bản thân đang mắc bệnh van tim vì đôi khi không có triệu chứng đáng chú ý nào xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Các triệu chứng có thể tiến triển dần dần trong nhiều năm hoặc xuất hiện đột ngột.

Ở một số người, các triệu chứng diễn tiến chậm vì tim thích nghi với vấn đề qua thời gian. Tim hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng máu bị thiếu do van bị tổn thương, khiến triệu chứng chỉ biểu hiện nhẹ và không gây chú ý.

Do đó, bệnh van tim có thể đã tiến triển nặng mặc dù người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có.

Các triệu chứng đầu tiên có thể gặp phải

Triệu chứng và thời điểm xuất hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy từng người. Tuy nhiên, có một số triệu chứng đặc trưng của bệnh van tim mà bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp phải, bao gồm:

  • Đánh trống ngực (tim đập nhanh hoặc bỏ nhịp)
  • Đau thắt ngực
  • Khó thở
  • Yếu người hoặc mệt mỏi ngay cả khi hoạt động bình thường
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt
  • Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc phình bụng

Trong các triệu chứng trên, mệt mỏi cực độ thường là dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh cảm nhận được.

Làm sao để biết van động mạch chủ đang bị suy yếu?

Bệnh van tim thường sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến van động mạch chủ. Các vấn đề về van động mạch chủ có thể do di truyền hoặc do tổn thương vì lắng đọng canxi hoặc bệnh thấp khớp.

Triệu chứng cho thấy van động mạch chủ bị suy yếu có thể tiến triển trong vòng từ 10 đến 20 năm. Bạn có thể cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc mệt mỏi quá mức ngay cả khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Khi tình trạng nặng hơn, bạn có thể bị đau ngực, ngất xỉu hoặc suy tim.

Các vấn đề về van tim phổ biến nhất

Khoảng 2,5% dân số tại Hoa Kỳ bị mắc bệnh van tim. Các vấn đề có thể xảy ra ở bất kỳ van nào trong bốn van tim nối giữa các bộ phận khác nhau của tim:

  • Van động mạch chủ (giữa tâm thất trái và động mạch chủ)
  • Van hai lá (giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái)
  • Van động mạch phổi (giữa tâm thất phải và động mạch phổi)
  • Van ba lá (giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải)

Các vấn đề về van tim có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời. Các vấn đề thường gặp chủ yếu là:

  • Hở van tim (regurgitation): Tình trạng van tim bị rò rỉ, làm máu có thể chảy ngược vào tim.
  • Hẹp van tim (stenosis): Tình trạng van tim bị thu hẹp, hạn chế lưu lượng máu qua tim.

Tên bệnh được gọi dựa trên loại van bị ảnh hưởng và vấn đề gặp phải. Các vấn đề về van tim phổ biến nhất gồm có: hẹp van động mạch chủ, hở van hai lá và hở van động mạch chủ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vấn đề về van động mạch chủ là nguyên nhân dẫn đến khoảng 61% các ca tử vong do bệnh van tim, tiếp theo là van hai lá (15%) và các van khác (24%).

Có thể phòng ngừa bệnh van tim không?

Nguyên nhân gây ra bệnh van tim có thể chia thành hai nhóm chính:

Bẩm sinh

Bệnh van tim bẩm sinh là bệnh sinh ra đã có, do đó thường không thể phòng ngừa.

Một số trường hợp, như van động mạch chủ hai lá (bicuspid aortic valve), có tính di truyền. Các trường hợp khác là do dị tật tim bị gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như rubella (sởi Đức), trong thai kỳ.

Hãy trao đổi với bác sĩ để biết các biện pháp cần thực hiện để ngăn ngừa bệnh van tim bẩm sinh tiến triển, có thể là bổ sung một số loại vitamin hoặc tránh mắc phải một số loại nhiễm trùng.

Không do di truyền

Các trường hợp mắc bệnh van tim không phải bẩm sinh có thể là do thói quen sinh hoạt, một số loại thuốc, các phương pháp điều trị y tế hoặc các tình trạng bệnh và nhiễm trùng.

Bác sĩ có thể đề xuất những biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh van tim:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút thuốc
  • Giảm căng thẳng
  • Quản lý các bệnh lý mãn tính
  • Giữ vệ sinh da và răng miệng để ngăn ngừa các nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi nào nên bắt đầu điều trị triệu chứng bệnh van tim?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới hoặc bất thường nào. Các triệu chứng có thể giống với những tình trạng sức khỏe khác nên việc cần phải chẩn đoán chính xác là rất quan trọng.

Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của vấn đề van tim không phải lúc nào cũng biểu hiện đúng qua mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Bạn có thể có ít hoặc thậm chí không có triệu chứng nhưng vẫn gặp phải vấn đề nghiêm trọng về van tim, hoặc có triệu chứng rõ rệt nhưng chỉ là vấn đề nhẹ.

Khi đã chẩn đoán bạn mắc bệnh van tim, bác sĩ có thể:

  • Theo dõi tình trạng sát sao
  • Kê đơn một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn beta (beta-blockers), để giảm triệu chứng
  • Lên lịch phẫu thuật thay thế van tim nếu cần thiết

Kết luận

Mặc dù bệnh van tim có thể tồn tại trong nhiều năm trước khi gây ra triệu chứng nhưng hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp phải các tình trạng như:

  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Đánh trống ngực
  • Khó thở khi thực hiện các hoạt động thường ngày

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh van tim bẩm sinh, bác sĩ có thể khuyến nghị kiểm tra tim mạch định kỳ.

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào van tim bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng. Điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng và phẫu thuật thay van tim có thể giúp ngăn ngừa tim bị tổn thương thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim ở nam giới

Bệnh tim là một trong những bệnh thường gặp nhất ở nam giới hiện nay. Không phải lúc nào bệnh tim cũng có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Do đó, cần nhận biết sớm các dấu hiệu cũng như yếu tố nguy cơ gây bệnh tim để được điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng của bệnh tim mạch ở nam giới
Triệu chứng của bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch là một trong những vấn đề về sức khỏe hàng đầu ở nam giới. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hơn một phần ba nam giới trưởng thành mắc bệnh tim mạch.

Bệnh tim Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bệnh tim Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh tim Ebstein là một dạng dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp. Ở những trẻ bị bệnh tim Ebstein, van ba lá (van nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải) hình thành không đúng vị trí và các lá van bị dị dạng. Kết quả là van ba lá không thể hoạt động bình thường và máu chảy ngược qua van, làm cho tim hoạt động kém hiệu quả. Bệnh tim Ebstein có thể dẫn đến chứng cơ tim phì đại và suy tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây