1

Chẩn đoán mức cholesterol cao

Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.

Cholesterol cao không gây ra bất kỳ triệu chứng gì vì vậy nhiều người không nhận ra được chỉ số của họ là quá cao. Giảm chỉ số này sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong, ngay cả khi bạn đã bị bệnh tim mạch.

Để đánh giá mức cholesterol, bác sĩ sẽ thường yêu cầu xét nghiệm máu đơn giản. Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu thường bao gồm:

  • LDL (cholesterol tỉ trọng thấp, còn được gọi là cholesterol "xấu")
  • HDL (cholesterol tỉ trọng cao, còn được gọi là cholesterol "tốt")
  • Triglyceride
  • Cholesterol toàn phần

Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ khám sức khoẻ tổng quát, thảo luận về lịch sử y tế, kiểm tra nhịp tim, nghe tim, và đo huyết áp.

Nếu cholesterol của bạn được phát hiện ở mức cao, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác dễ mắc bệnh tim mạch, thì bác sĩ sẽ đề nghị các lựa chọn điều trị khác nhau, từ thay đổi chế độ ăn uống và lối sống đến sử dụng thuốc để giảm cholesterol.

Các bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm tiếp theo nếu họ cảm thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tim.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thông liên thất: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Thông liên thất: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thông liên thất (VSD) là dị tật tim làm xuất hiện một lỗ hở trên vách ngăn giữa hai tâm thất (buồng tim dưới). Những lỗ nhỏ có thể tự đóng lại mà không cần điều trị và không gây ảnh hưởng lâu dài. Nếu lỗ không tự đóng, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật để sửa chữa dị tật.

Tứ chứng Fallot: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Tứ chứng Fallot: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tứ chứng Fallot là một dị tật tim bẩm sinh liên quan đến bốn dị tật tim là thông liên thất (VSD), hẹp tại van hoặc ngay dưới van động mạch phổi, dày thất phải và động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất. Dị tật này có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị.

Co thắt động mạch vành: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Co thắt động mạch vành: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Co thắt động mạch vành là tình trạng các cơ trong thành động mạch vành đột ngột bị thắt chặt lại, khiến động mạch bị thu hẹp và cản trở dòng máu đến tim. Nhiều trường hợp co thắt động mạch vành không được chẩn đoán vì không gây ra triệu chứng rõ ràng. Điều này có thể nguy hiểm vì tình trạng co thắt kéo dài có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Vôi hóa mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Vôi hóa mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Vôi hóa mạch vành xảy ra khi canxi tích tụ trong các động mạch cung cấp máu cho tim. Sự tích tụ này có thể dẫn đến bệnh động mạch vành và làm tăng nguy cơ đau tim.

Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đau thắt ngực là một dạng đau ngực, được phân loại thành đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Đau thắt ngực ổn định có thể dự đoán được, chẳng hạn như thường xuất hiện sau khi tập thể dục gắng sức và sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây