1

Dấu hiệu cảnh báo đau tim

Đau tim (thường được gọi là nhồi máu cơ tim) xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu. Cơn đau tim có thể xảy ra dù không xuất hiện triệu chứng đau ngực. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế, vì thế, nếu nghi ngờ mình đang bị đau tim, cần tìm đến sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Hình ảnh 31 Dấu hiệu cảnh báo đau tim

Cảm giác đau, áp lực và khó chịu vùng ngực

Hầu hết những người bị đau tim đều cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp phải triệu chứng này.

Đau ngực là một dấu hiệu phổ biến của cơn đau tim. Một số người mô tả cảm giác giống như bị một con voi đè nặng trên ngực.

Một số khác cảm thấy như bị bó chặt hoặc bị ép trong ngực. Cảm giác khó chịu này có thể kéo dài vài phút rồi biến mất, sau đó quay lại sau vài giờ hoặc thậm chí một ngày. Đây đều có thể là dấu hiệu cho thấy cơ tim không nhận đủ oxy.

Nếu bạn bị đau hoặc cảm giác bị bó chặt ở ngực, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Không chỉ là đau ngực

Cơn đau và cảm giác bị bó chặt còn có thể lan sang các khu vực khác. Nhiều người thường nghĩ rằng khi bị đau tim, cơn đau sẽ lan xuống cánh tay trái, nhưng cơn đau cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác, bao gồm:

  • Vùng bụng trên
  • Vai
  • Lưng
  • Cổ/họng
  • Răng hoặc hàm

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), phụ nữ thường bị đau chủ yếu ở vùng bụng dưới và phần dưới ngực.

Cơn đau có thể không xuất hiện ở ngực mà sẽ xuất hiện cảm giác áp lực ngực cùng với đau ở các vị trí khác. Đau lưng trên cũng là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ hơn so với nam giới.

Đổ mồ hôi cả ngày lẫn đêm

Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi không vận động hay tập thể dục, có thể là dấu hiệu sớm của vấn đề tim mạch. Khi tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua các động mạch bị tắc nghẽn, cơ thể sẽ đổ mồ hôi để giúp hạ nhiệt trong quá trình gắng sức. Nếu bạn gặp hiện tượng đổ mồ hôi lạnh hoặc da ẩm ướt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đổ mồ hôi ban đêm cũng là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ có vấn đề về tim. Phụ nữ có thể nhầm lẫn triệu chứng này với các dấu hiệu mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn thức dậy và thấy ga giường ướt đẫm hoặc không ngủ được vì đổ mồ hôi thì đây có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, nhất là đối với phụ nữ.

Mệt mỏi

Phụ nữ thường ít khi nhận biết được rằng mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), một số phụ nữ nhầm lẫn rằng các triệu chứng đau tim họ gặp phải chỉ là các triệu chứng của cúm.

Cơn đau tim có thể dẫn đến mệt mỏi do tim phải chịu áp lực lớn khi cố gắng bơm máu trong khi lưu lượng máu bị tắc nghẽn. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức mà không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó bất thường.

Phụ nữ thường thấy mệt mỏi và khó thở hơn nam giới, có thể từ vài tháng trước khi cơn đau tim xảy ra. Vì vậy, cần gặp bác sĩ sớm khi thấy xuất hiện các dấu hiệu này.

Khó thở

Hô hấp và chức năng bơm máu của tim có mối liên hệ chặt chẽ. Tim bơm máu để cung cấp oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Khi tim không bơm máu hiệu quả (như trong cơn đau tim), bạn có thể cảm thấy khó thở.

Khó thở đôi khi xuất hiện kèm theo mệt mỏi bất thường ở phụ nữ. Ví dụ, một số phụ nữ cho biết họ bị khó thở và mệt mỏi ngay cả khi thực hiện các hoạt động đơn giản. Đây có thể là dấu hiệu phổ biến của cơn đau tim ở phụ nữ.

Chóng mặt

Chóng mặt hoặc cảm giác choáng váng có thể xảy ra trong cơn đau tim và thường gặp ở phụ nữ. Một số người cảm thấy như sắp ngất khi vừa đứng lên hoặc vận động quá mức. Đây là cảm giác bất thường và không nên chủ quan.

Đánh trống ngực

Đánh trống ngực là cảm giác bỏ nhịp, thay đổi nhịp tim hay cảm giác tim đập mạnh hoặc rung lên. Tim và cơ thể cần nhịp đập ổn định để bơm máu hiệu quả. Nếu nhịp tim bị rối loạn, đây có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.

Tim đập nhanh do đau tim có thể gây cảm giác bất an hoặc lo lắng, đặc biệt ở phụ nữ. Một số người cho biết cảm giác này giống như tim đập mạnh ở cổ chứ không chỉ ở ngực.

Bạn không nên chủ quan khi thấy nhịp tim thay đổi. Nếu nhịp tim bị rối loạn liên tục, bạn cần can thiệp y tế để điều chỉnh. Nếu tim đập nhanh kèm theo chóng mặt, đau ngực, hoặc ngất xỉu, đây có thể là dấu hiệu khẳng định rằng bạn đang bị đau tim.

Chứng khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa

Nhiều người bắt đầu cảm thấy khó tiêu hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa trước cơn đau tim. Vì đau tim thường xảy ra ở người lớn tuổi, những người hay mắc các vấn đề tiêu hóa nên các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với chứng ợ nóng hoặc các vấn đề liên quan đến thực phẩm.

Nếu bạn không hay gặp vấn đề về tiêu hóa nhưng đột ngột bị khó tiêu hoặc ợ nóng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị đau tim?

Nếu nghi ngờ mình đang bị đau tim, bạn nên gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ những người xung quanh gọi giúp nếu cần. Tự lái xe đến bệnh viện trong cơn đau tim sẽ không an toàn vì cho dù bạn có cảm thấy đủ tỉnh táo thì cơn đau cũng có thể trở nên nghiêm trọng, khiến bạn khó thở hoặc làm giảm khả năng tập trung.

Sau khi gọi cấp cứu

Trong khi gọi cấp cứu, nhân viên điều phối có thể sẽ hỏi về thuốc mà bạn đang sử dụng và các dị ứng bạn gặp phải. Nếu bạn không dùng thuốc chống đông máu và không dị ứng với aspirin, bạn có thể sẽ được khuyên nên nhai một viên aspirin trong khi chờ đợi. Nếu có thuốc nitroglycerin, bạn cũng có thể dùng theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau ngực.

Nếu bạn có danh sách thuốc đang dùng hoặc thông tin về bệnh sử, hãy mang theo để đẩy nhanh quá trình điều trị.

Khi đến bệnh viện

Khi đến bệnh viện, nhân viên y tế sẽ thực hiện điện tâm đồ (EKG). Đây là phương pháp không gây đau để đo hoạt động điện của tim.

Nếu bạn đang bị đau tim, EKG sẽ giúp phát hiện các mẫu điện bất thường trong tim, đồng thời xác định phần cơ tim bị tổn thương. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Khi đau tim, cơ thể thường giải phóng một số protein và enzyme do tim bị căng thẳng.

Nếu bạn đang bị đau tim, bác sĩ sẽ trao đổi các phương án điều trị với bạn. Bắt đầu điều trị trong vài giờ sau khi xuất hiện triệu chứng sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương tim nghiêm trọng.

Câu hỏi thường gặp

Dấu hiệu suy tim ở bàn chân là gì?
Hiện tượng sưng phù, gọi là phù nề, có thể xuất hiện ở bàn chân nếu bạn bị suy tim.

5 dấu hiệu sớm cho thấy tim đang suy yếu là gì?

5 dấu hiệu thường gặp nhất ở giai đoạn đầu của suy tim bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Giảm sức chịu đựng (không thể làm được nhiều việc như trước)
  • Khó thở khi nằm thẳng (orthopnea)
  • Ho
  • Phù nề hoặc sưng mắt cá chân

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Trước khi xảy ra cơn đau tim, bàn chân có biểu hiện gì không?

Không có triệu chứng cụ thể ở bàn chân cho thấy bạn sắp bị đau tim.

Tuy nhiên, có những triệu chứng ở bàn chân có thể chỉ ra rằng lưu lượng máu bị giảm, có thể dẫn đến bệnh mạch máu ngoại biên hoặc bệnh tim mạch. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân hoặc cả hai
  • Loét chân khó lành
  • Móng chân mọc chậm hơn bình thường
  • Một bàn chân lạnh hơn bàn chân còn lại
  • Mạch yếu ở một hoặc cả hai bàn chân

Các triệu chứng có thể xảy ra trước một tháng hoặc lâu hơn, được gọi là tiền triệu chứng hoặc cơn đau thắt ngực, bao gồm:

  • Đau ngực
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Lo lắng
  • Yếu hoặc đau ở cánh tay

Cách ngăn ngừa các vấn đề tim mạch trong tương lai

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ước tính có khoảng 200.000 ca tử vong do bệnh tim và đột quỵ có thể phòng ngừa được. Dù bạn có nguy cơ mắc bệnh tim hay đã từng bị đau tim, vẫn có những cách để giảm nguy cơ tái phát trong tương lai.

Những người từng bị đau tim nên đảm bảo tuân thủ việc dùng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn. Nếu bạn đã đặt stent để giữ mạch máu mở hoặc đã được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa cơn đau tim tái phát.

Trong trường hợp cần phẫu thuật vì lý do khác, bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng một số loại thuốc tim mạch. Ví dụ, có thể cần tạm ngưng các thuốc chống đông máu như clopidogrel (Plavix), prasugrel (Effient), hoặc ticagrelor (Brilinta). Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Ngừng thuốc đột ngột không an toàn và có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Khi bị đau tim sẽ cảm thấy như thế nào? Dấu hiệu nhận biết cơn đau tim?
Khi bị đau tim sẽ cảm thấy như thế nào? Dấu hiệu nhận biết cơn đau tim?

Dấu hiệu cảnh báo điển hình của đau tim thường là tình trạng đau tức ngực. Tuy nhiên, có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như chóng mặt, đau vùng cổ hoặc hàm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ước tính mỗi năm có khoảng 805.000 người ở Mỹ bị đau tim.
Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn. Nếu không đủ máu đến nuôi cơ tim, một phần cơ tim có thể bị tổn thương và hoại tử. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.
Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo đau tim phổ biến nhất, nhưng còn có thể kèm theo các dấu hiệu khác như khó thở hoặc chóng mặt. Các triệu chứng này có thể nặng, nhẹ và khác nhau ở từng người.
Đau tim đôi khi bị nhầm lẫn với ợ nóng (heartburn) hoặc cơn lo âu (anxiety attack). Hơn nữa, các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam và nữ.
Bài viết này sẽ xem xét kỹ hơn các dấu hiệu cảnh báo của cơn đau tim, cảm giác thường thấy và các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam và nữ như thế nào.

Biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau ngực là gì? Có hiệu quả như thế nào?
Biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau ngực là gì? Có hiệu quả như thế nào?

Đau ngực có thể do các vấn đề về tiêu hóa, căng cơ hoặc thói quen sinh hoạt. Có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn làm giảm được các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình đang bị đau tim, cảm thấy ngực đau dữ dội và khó thở, hãy liên hệ ngay dịch vụ cấp cứu tại địa phương. Sau khi gọi được cấp cứu, hãy mở mọi cửa ra vào để nhân viên y tế có thể tiếp cận được nhanh chóng và ngồi xuống cho đến khi có người đến hỗ trợ.

Dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch khi tập thể dục
Dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch khi tập thể dục

Duy trì vận động là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là những người mắc bệnh tim, tập thể dục không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Cần nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khi tập thể dục để xử trí kịp thời.

Dấu hiệu và triệu chứng đau tim ở phụ nữ
Dấu hiệu và triệu chứng đau tim ở phụ nữ

Đau tim xảy ra khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn. Triệu chứng phổ biến của đau tim là đau hoặc khó chịu ở ngực, tuy nhiên, phụ nữ có thể các dấu hiệu ít phổ biến hơn. Cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim, đặc biệt là đối với phụ nữ, để kịp thời nhận biết và phòng ngừa trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.

Dấu hiệu và triệu chứng đau tim ở người có dùng máy tạo nhịp tim
Dấu hiệu và triệu chứng đau tim ở người có dùng máy tạo nhịp tim

Máy tạo nhịp tim giúp điều trị rối loạn nhịp tim nhưng không ngăn ngừa được cơn đau tim. Đối với những người có dùng máy tạo nhịp tim, đau tim có thể khó chẩn đoán hơn, dẫn đến nguy cơ không được điều trị kịp thời. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu nghi ngờ mình đang bị đau tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây