Nâng mũi tự thân có ảnh hưởng sức khỏe không?
Chào bạn, nâng mũi tự thân với vật liệu độn từ sụn tự thân như sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn được đánh giá là quy trình nâng mũi an toàn và cho kết quả bền lâu nhất vì đó là sụn từ chính cơ thể chúng ta nên không có nguy cơ bị nhiễm trùng, kích ứng hay đào thải, và khi đặt vào mũi sụn tự thân sẽ tiếp tục phát triển như một mô sống nên không gây ra các biến chứng như ở sụn nhân tạo. Với sụn sườn, bác sĩ thường sẽ rạch một đường nhỏ ở nếp gấp vú (vị trí che giấu sẹo tốt) để lấy sụn ở vị trị xương sườn số 6, 7 hoặc 8 bên ngực phải, thường hạn chế lấy bên ngực trái vì nó gần cấu trúc Tim. Lượng sụn sườn lấy ra rất ít nên chắc chắn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như chức năng xương sườn. Với sụn tai, bác sĩ sẽ rạch một đường ở trước hoặc sau tai để lấy sụn vành tai. Và việc này cũng không gây biến dạng hay ảnh hưởng gì đến chức năng tai. Tuy nhiên cần lưu ý phần sụn tai sẽ không mọc lại, do đó ở những bệnh nhân sau đó cần chỉnh sửa mũi nếu không đủ sụn tai thì sẽ buộc phải dùng sang loại sụn khác hoặc các vật liệu nhân tạo như megaderm...
Nâng mũi bằng sụn tự thân mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm vì ngoài phần mũi còn tác động đến nhiều phần khác trên cơ thể như tai hay sườn. Do đó, nếu có ý định thực hiện bạn nên tìm hiểu bác sĩ và cơ sở uy tín để đảm bảo có được kết quả thành công như mong muốn.
Đọc thêm:
Mũi em liệu có nâng được lên như thần tượng này không?
Đây là cái mũi xấu xí của em. Em muốn nâng kiểu mũi như của thần tượng ạ! Mong các bác sĩ tư vấn giúp em với ạ
- 2 trả lời
- 1552 lượt xem
Dùng sụn tự thân nâng mũi thì có nguy cơ bị đùn sụn, lòi sụn không?
Chào bác sĩ, nếu dùng sụn của chính mình để nâng sống mũi hoặc đầu mũi thì có đảm bảo chúng sẽ không bị đùn hoặc lòi ra không? Còn nguy cơ nhiễm trùng thì sao?
- 4 trả lời
- 1177 lượt xem
Chỉnh sửa mũi sau nâng: nên chọn Medpor, Goretex hay sụn tự thân hiến tặng từ ngân hàng để tái tạo sống mũi?
Chào bác sĩ, tôi cần làm lại mũi càng sớm càng tốt. Cách đây 15 năm tôi có nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Sau đó khoảng 10 năm để tránh nguy cơ đùn/lòi sụn (mặc dù mũi lúc đó vẫn bình thường) tôi đã đặt thêm sụn tai vào đầu mũi và vẫn giữ nguyên miếng silicone đó. Kể từ đó đầu mũi trông gồ ghề rất buồn cười. Càng ngày da đầu mũi càng mỏng và căng chặt hơn (vì chịu quá nhiều áp lực). Có thể nhìn rõ cạnh của miếng sụn tai và một nốt màu trắng ở đầu mũi. Bây giờ tôi muốn loại bỏ cả silicone và sụn tai ra, rồi thay thể bằng một vật liệu nào đó có thể duy trì vĩnh viễn.
- 3 trả lời
- 2253 lượt xem
Em muốn rút sụn mũi thì bao lâu e sẽ nâng lại đc ạ Và nếu lấy sụn từ thân thì lấybooj phận nào Có để lại hậu di chứng gì không ạ
- 0 trả lời
- 127 lượt xem
Cười có khiến silicone nâng mũi bị lệch không?
Chào bác sĩ, 4 tuần trước tôi đã thực hiện nâng mũi (sau 1 tuần thì được cắt chỉ). Bác sĩ có dặn tôi không được biểu cảm các nhóm cơ mũi – miệng quá mức trong 4 – 5 năm tuần sau do sợ làm lệch vật liệu độn. Nhưng thi thoảng tôi có buồn cười và cười không kiểm soát được và mới đây phát hiện mũi có vẻ hơi lệch về hướng trước kia nó từng bị lệch. Liệu có phải là do tôi cười không? Tôi đặt goretex, silicone ở sống mũi và sụn tự thân ở đầu mũi.
- 3 trả lời
- 8344 lượt xem
Sự đa dạng của nhiều phương pháp nâng mũi ngày nay càng mang đến cho bệnh nhân nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn phương pháp nào cho phù hợp
Những năm gần đây nâng mũi thẩm mỹ đang nổi lên và được khách hàng vô cùng ưa chuộng.
Qua nhiều năm ứng dụng, sụn tự thân cho thấy rất nhiều các ưu điểm vượt trội, là loại vật liệu an toàn và thường không thể thiếu trong các quy trình nâng mũi, đặc biệt là trong thao tác tạo hình đầu mũi.
Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa thích trong phẫu thuật nâng mũi vì tính an toàn cũng như mang lại kết quả tự nhiên và bền vững, nhưng bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng không thể tránh khỏi biến chứng ngay cả khi bác sĩ thực hiện là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hay vật liệu sử dụng đảm bảo.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.